Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Mẹ cần làm gì để giúp trẻ ăn ngon hơn?

Biếng ăn khi mọc răng chắc hẳn là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh đang có con trong độ tuổi sơ sinh. Vậy trẻ mọc răng biếng ăn trong bao lâu? Biện pháp gì để giúp trẻ ăn ngon hơn trong giai đoạn này?

Trẻ mọc răng biếng ăn

Vào thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng thì lợi của trẻ thường xuyên bị sưng lên và khó chịu, điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ. Ngoài ra, mọc răng thường kèm theo sốt khiến các bé rất mệt mỏi và khó chịu, trẻ thường khó chịu trong việc ăn uống. Ngay cả với những bé trên 1 hoặc 2 tuổi cùng thường xuyên gặp phải tình trạng này mỗi khi mọc răng. Điều này khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng và băn khoăn trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu?

Những dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn do mọc răng

  • Phần lợi bị sưng đỏ: mẹ có thể kiểm tra trực tiếp bằng việc quan sát phần lợi của bé, nếu có dấu hiệu sưng đỏ thì bé nhà bạn đã bắt đầu công cuộc mọc răng.
  • Nước dãi chảy ra nhiều: do phản ứng của cơ thể kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn để làm dịu quá trình sưng viêm của nướu
  • Khu vực xung quanh miệng có thể nổi ban đỏ kèm theo các dấu hiệu toàn thân như tiêu chảy, sốt, ho, sổ mũi.
  • Bé bị ngứa lợi nên thường xuyên cho tay lên miệng
  • Ở một số trẻ khác còn có các dấu hiệu như như mệt mỏi, ít ngủ, hay quấy khóc, bứt rứt khó chịu….    
Lợi sưng đỏ là dấu hiệu mọc răng ở trẻ 
Lợi sưng đỏ là dấu hiệu mọc răng ở trẻ 

Trẻ mọc răng biếng ăn trong bao lâu?

Trước hết mẹ cần nắm rõ được các chu kỳ mọc răng của bé. Tương ứng vào đó, trẻ cũng có những chu kỳ biếng ăn trong khoảng thời gian tương ứng:

Thời kỳ từ 6-8 tháng đầu trẻ mọc 2 răng cửa

Thời kỳ từ 8 tháng đến 1 năm trẻ sẽ mọc đủ 4 răng cửa

Thời kỳ 1 năm đến 2 tuổi rưỡi trẻ sẽ bắt đầu mọc đến răng số 4

Cuối cùng đến tầm khoảng 3 tuổi thì trẻ nhà bạn sẽ có một hàm răng đầy đủ 20 chiếc.

Thứ tự mọc răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thứ tự mọc răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trên thực tế thì chỉ cần vài ngày là có thể bú và ăn trở lại bình thường nhưng cũng có các bé lười ăn, bỏ bú trong suốt khoảng thời gian nhú răng. Điều này phụ thuộc vào sức khỏe của từng trẻ và không thể xác định rõ được.

Với các bé có sức đề kháng yếu hơn thì việc mọc răng kèm theo những triệu chứng như sốt, tiêu chảy, sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và biếng ăn ngày càng kéo dài hơn. Vì vậy, mẹ cần phải có một số biện pháp để giúp trẻ cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn trong công cuộc ăn uống hàng ngày.

Mẹ cần làm gì để giúp trẻ cải thiện tình trạng sức khỏe trong thời gian này?

  • Đối với các món ăn dặm thì mẹ cần chế biến sao cho bé có thể dễ hàng ăn, ít phải nhai hơn bằng cách nấu loãng các món canh, súp, cháo.
  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày cho bé ăn, mỗi bữa cũng chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ để tránh làm bé khó chịu, hạn chế tình trạng nôn trớ do ăn quá nhiều.
  • Tuyệt đối không cho bé ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của răng trẻ.
  • Các món ăn nên xay thuật nhuyễn để trẻ có thể dễ dàng nuốt hơn.
Xay nhỏ thức ăn để trẻ dễ nuốt hơn
Xay nhỏ thức ăn để trẻ dễ nuốt hơn
  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong thời gian này để giúp quá trình mọc răng có thể diễn ra thuận lợi như tôm, cá, các loại hoa quả.
  • Tăng cường cho trẻ bú mẹ để có thể hấp thu các dưỡng chất, các kháng thể giúp tăng sức đề kháng, giảm tình trạng tiêu chảy, sốt do mọc răng.
  • Kết hợp bổ sung các loại vitamin, dưỡng chất như vitamin B, Kẽm, Selen,.. để kích thích hệ tiêu hóa của bé, tạo cảm giác ngon miệng hơn, kích thích trẻ ăn ngon và tăng cường sức đề kháng cho bé tốt hơn.
  • Trong thời gian này nếu trẻ bị sốt nhẹ thì nên mẹ nên cho trẻ uống thật nhiều nước hoặc nước hoa quả. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì mẹ cần cho trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám để được bác sĩ tư vấn, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hoặc kháng sinh.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn sinh lý