Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì? Mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
Biếng ăn là nỗi lo lắng muôn thuở của các ông bố, bà mẹ đang có con trong độ tuổi từ 0 đến 12 tháng tuổi. Mẹ cần phân biệt biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh với biếng ăn do bệnh lý để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là đề tài không mới nhưng khiến không ít các bậc phụ huynh phải đau đầu. Thông thường biếng ăn ở trẻ được chia làm ba dạng chính: trẻ biếng ăn sinh lý, biếng ăn do tâm lý và biếng ăn do bệnh lý. Thường thì biếng ăn sinh lý chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu các mẹ không phát hiện kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý thì trẻ sẽ chuyển qua biếng ăn bệnh lý và khó chữa trị hơn.
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, biếng ăn sinh lý là tình trạng xảy ra khi trẻ có các dấu hiệu của biếng ăn trong thời gian trẻ đang có những chuyển giao trong quá trình phát triển của cơ thể như tập bò, mọc răng, tập lẫy, trẻ cai sữa mẹ và chuyển qua ăn dặm.
Thông thường về mặt sinh lý thì biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh chỉ kéo dài từ 1-2 tuần và thay đổi theo chu kỳ của cơ thể trong từng giai đoạn
Phân biệt biếng ăn bệnh lý, biếng ăn tâm lý với biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh?
Biếng ăn sinh lý: Xảy ra chóng vánh chỉ 7-15 ngày và xảy ra trong giai đoạn trẻ có những chuyển biến về mặt thể chất ở trẻ
Biếng ăn tâm lý: trẻ lười ăn do những tác động xấu về mặt tâm lý như bị quát mắng, thúc ép khi ăn tạo tâm lý stress.
Biếng ăn bệnh lý: trẻ gặp vấn đề về sức khỏe khiến cơ thể mệt mỏi và không muốn ăn hoặc trẻ bị vấn đề về răng miệng, đang mọc răng khiến trẻ khó nhai nuốt.
Nguyên nhân gây ra biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh?
Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở độ tuổi từ 3-4 tháng, 9-12 tháng hoặc 16-18 tháng và kéo dài từ 7-15 ngày. Tình trạng này diễn ra chủ yếu do các nguyên nhân sau.
Mẹ thiếu chất khi mang thai: trong thời gian mang thai, mẹ không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như canxi, kẽm, sắt, vitamin…. Khiến thai nhi bị thiếu các dưỡng chất này, nhất là ở các trẻ sinh non, lười bú trong những tháng đầu ảnh hưởng tới cân nặng và sự phát triển của trẻ.
Thay đổi sinh lý trong quá trình phát triển: như đã đề cập ở trên, trẻ ở các giai đoạn thay đổi về sinh lý cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh có các giai đoạn nào?
Từ 3-4 tháng tuổi: trẻ trong giai đoạn này bắt đầu tập lẫy, ngóc đầu lên khi nằm.
Từ 9-10 tháng tuổi: trẻ bắt đầu tập đứng và đi những bước đầu tiên
Từ 16-18 tháng tuổi: trẻ đã biết nhận thức, tập nói và tò mò về thế giới xung quanh.
Những dấu hiệu của biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh?
Những dấu hiệu này mẹ hoàn toàn có thể quan sát được trong cuộc sống hàng ngày:
- Trẻ đột ngột bú ít, ăn ít đi so với các ngày khác với những biểu hiện chán ăn, bỏ bú.
- Trẻ không chịu ăn các món mới.
- Thời gian một bữa trong ngày dài hơn do trẻ không tập trung ăn mà hay quấy khóc, phun hoặc ngậm thức ăn
- Trẻ tỏ ra hiếu động, tò mò hơn mà tỏ ra thờ ơ và mất tập trung trong việc ăn uống.
- Trẻ bị sụt cân hoặc châm cân mà không có biểu hiện hoặc nguyên nhân bất thường nào.
Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh?
Trước hết mẹ cần xác định rõ xem nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ bị biếng ăn, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh lý như sốt, viêm họng, phát ban, ho, rối loạn tiêu hóa thì đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Còn nếu trẻ bình thường mà lại lười ăn thì chắc hẳn trẻ bị biếng ăn sinh lý rồi.
Mẹ cũng đừng quá lo lắng vì tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Để khắc phục tình trạng này thì mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Giảm lượng thức ăn trong một bữa và tăng số lượng bữa ăn trong ngày cho bé
Đa dạng các loại thực phẩm và các chế biến để các món ăn dễ ăn hơn
Các món ăn cần được xen kẽ để trẻ cảm thấy lạ miệng và kích thích trẻ ăn ngon hơn.
Bổ sung thêm các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ
Không nên cho trẻ xem tivi, điện thoại trong thời gian ăn vì có thể khiến trẻ phân tâm và không tập trung
Nếu trẻ không ăn được thì mẹ cũng đừng nên ép trẻ ăn vì có thể tạo ra tâm lý sợ hãi và trở thành chứng biếng ăn tâm lý rất khó để khắc phục.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng biếng ăn sinh lý ở trẻ, các mẹ hãy bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp xử lý hiệu quả nhé.
Xem thêm: Kẹo biếng ăn mama ramune