Giải pháp giúp mẹ cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ một cách triệt để nhất
Trẻ biếng ăn khó ngủ, ngủ không sâu giấc là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Hiện tượng này không những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn đem đến cho ba mẹ không biết bao nhiêu phiền toái.
“Căng da bụng, chùng da mắt” chắc hẳn là câu nói quen thuộc mà ai cũng biết, nhưng nếu bụng không căng thì sao mà ngủ ngon được. Thật vậy, tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ luôn thường xuyên đi cùng với nhau. Các mẹ bây giờ càng phải vất vả gấp đôi khi vừa lo lắng vì bé bỏ ăn mà còn phải mất ngủ để dỗ khi bé quấy khóc vì mất ngủ. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn khó ngủ?
Đầu tiên, ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn. Có rất ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ bao gồm:
- Biếng ăn sinh lý: Xảy ra ở những giai đoạn mà cơ thể trẻ có những thay đổi về mặt sinh lý như trẻ biết lẫy, biết bò, trẻ mọc răng, bắt đầu ăn dặm
- Biếng ăn tâm lý: do bị ép ăn, quát nạt mỗi khi ăn, thay đổi môi trường đột ngột,… dẫn đến tâm lý sợ ăn
- Biếng ăn do bệnh lý: do nguyên nhân từ bệnh lý như rối loạn tiêu hóa,…
Ở trẻ nhỏ, như cầu trao đổi chất rất cao, những hoạt động ban ngày đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng của cơ thể. Khi trẻ biếng ăn, dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn đến tình trạng đường huyết trong máu hạ thấp. Theo cơ chế tự nhiên của cơ thể thì các tế bào thần kinh ở niêm mạc dạ dày sẽ báo tín hiệu lên não kích thích cơ ruột và dạ dày co bóp mạnh. Điều này sẽ khiến giấc ngủ của trẻ bị cản trở và các bé trở nên kích động, bứt rứt và quấy khóc. Biếng ăn kéo dài còn khiến bộ não không được bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, hệ thần kinh của bé lại càng trở nên dễ bị kích thích và khó ngủ sâu hơn.
Ngoài ra, việc bé thay đổi môi trường đột ngột từ trong bụng mẹ ra ngoài còn chưa quen, bé thích khám phá thế giới bên ngoài nhiều hơn mà lơ đãng việc bú mẹ, bé trở nên lười bú, thích được bế trên tay và khó ngủ là những biểu hiện bình thường của sinh lý.
Biếng ăn khó ngủ có thể gây ra những hậu quả gì?
Tình trạng biếng ăn khiến trẻ không được hấp thụ những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể cũng như sự phát triển của trẻ. Hệ thần kinh của bé lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng mệt mỏi, trẻ trở nên khó ngủ, ngủ không sâu. Khi tỉnh giấc thì lại không đủ năng lượng, cơ thể trở nên kém hoạt bát, lờ đờ. Cứ thể tạo thành một vòng luẩn quẩn khó khắc phục được.
Giấc ngủ không sâu, trẻ thường xuyên bị giật mình tỉnh giấc và quấy khóc, bố mẹ lại phải thức dậy và dành thời gian dỗ dành bé.
Trẻ biếng ăn khó ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, bé trở nên chậm chạp, lờ đờ, châm cân, kém phát triển cả về cân nặng và trí tuệ.
Mẹ có thể khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn khó ngủ như thế nào
Trước tiên mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ lại biếng ăn, chỉ có cải thiện tốt dinh dưỡng thì bé mới có đầy đủ năng lượng cho những sinh hoạt hàng ngày. Sức khỏe tốt hơn thì tự khắc trẻ sẽ ngủ ngon hơn, ngược lại ngủ đủ giấc, cơ thể khỏe mạnh bé sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Mẹ cần cho bé ăn uống đầy đủ chất, bé cần bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú thành nhiều cữ trong ngày căn cứ vào nhu cầu của bé. Nếu bé đã ăn dặm thì cần đa dạng hóa các nguồn dinh dưỡng cho trẻ.
- Đa dạng hóa khẩu phần ăn: thường xuyên thay đổi các món ăn, các cách nấu khác nhau để tạo cảm giác thích thú cho bé khi ăn.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như vitamin, Canxi, sắt,… để giúp trẻ tăng hấp thu, kích thích tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
- Không ép trẻ ăn, quát nạt khi ăn khiến trẻ có tâm lý sợ hãi mỗi khi vào bữa
- Tập cho trẻ “ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc” để hình thành cho trẻ một thói quen tốt.
Hy vọng bài viết đã đem lại cho các mẹ nhiều thông tin hữu ích về chứng biếng ăn khó ngủ ở trẻ. Hãy kiên trì và thay đổi lối sinh hoạt phù hợp để giúp bé yêu khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé.
Xem thêm: trẻ biếng ăn phải làm sao