Biếng ăn tâm lý ở trẻ - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Biếng ăn là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và khiến không ít các bậc cha mẹ phải lo lắng. Dù là biếng ăn tâm lý hay biếng ăn do bệnh lý thì các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu sớm để đưa ra những biện pháp can thiệp ngay từ đầu.

Trên thực tế thì biếng ăn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi của trẻ và được phân ra thành 3 dạng chính là biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn do bệnh lý. Thường thì biếng ăn sinh lý chỉ diễn ra trong một giai đoạn khi trẻ có những thay đổi về mặt sinh lý như trẻ biết lẫy, biết bò, trẻ cai sữa mẹ và chuyển qua ăn dặm…. Biếng ăn sinh lý thường chỉ kéo dài một thời gian ngắn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tuy nhiên, trong thời gian này, các mẹ không hiểu nguyên nhân mà cứ ép trẻ phải ăn thật nhiều bằng cách dọa nạt, khiến trẻ sợ ăn. Dần dần trẻ sẽ chuyển sang biếng ăn tâm lý, chán ăn dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn. Vì vậy, mẹ cần hiểu rõ hơn về biếng ăn tâm lý để có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

Có thể nói đây là tình trạng diễn ra phổ biến và thường xuyên hiện nay. Khi trẻ có những thay đổi về mặt môi trường và thói quen sinh hoạt đột ngột như thay đổi người chăm sóc, chuyển trường, đổi lịch ăn, cách cho ăn, khẩu phần ăn và món ăn trong mỗi bữa,… hoặc cũng có thể do các nguyên nhân như trẻ từng bị sặc do ăn, ăn nhầm thức ăn nóng quá nên có tâm lý sợ ăn. Một số trẻ cũng có tâm lý sợ hãi khi bị người lớn ép phải ăn nhiều, quát nạt khi ăn. Trẻ biếng ăn tâm lý thường khó điều trị và kéo dài lâu hơn so với biếng ăn sinh lý.

Các dấu hiệu của trẻ mắc chứng biếng ăn tâm lý

Trẻ dọa nôn ói: Bé có các biểu hiện khi đưa thức ăn đến mặt như quay mặt đi, tỏ ra khó chịu, thâm chí còn là khóc, giả vờ nôn mửa đến từ chối ăn

Chỉ thích ăn một số món: trẻ chỉ ăn một số món yêu thích trong thực đơn mà không chịu ăn các món mới.

Trẻ chỉ thích ăn một số món yêu thích mà không chịu ăn món mới
Trẻ chỉ thích ăn một số món yêu thích mà không chịu ăn món mới

Thường xuyên ngậm thức ăn, không chịu nhai, nuốt và khóc khi mẹ la.

Trốn mẹ khi ăn, tỏ ra khó chịu khi ăn.

Cách khắc phục bệnh biếng ăn tâm lý ở trẻ

Tuyệt đối không được ép trẻ ăn: trong những thời điểm thay đổi về mặt sinh lý cơ thể, trẻ tạm thời mắc chứng biếng ăn sinh lý. Nhiều mẹ thấy con con ăn ít thường ép con ăn thật nhiều hơn bằng cách quát mắng, dọa nạt. Việc này vô tình khiến trẻ càng sợ những bữa ăn hơn. Chưa kể việc trẻ vừa khóc vừa ăn có thể gây nguy hiểm như sặc, hóc thức ăn rất nguy hiểm.

Ăn đủ là được, tùy theo nhu cầu của trẻ: Nếu trẻ muốn ăn bao nhiêu thì hãy cho bé ăn bấy nhiêu, đừng ép buộc khi trẻ không muốn ăn nữa. Mẹ cũng có thể chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm lượng thức ăn trong một bữa, vẫn có thể cung cấp đủ dưỡng chất trong một ngày.

Đa dạng hóa thực đơn: thay vì chỉ ăn một số món quen thuộc thì mẹ cũng nên đa dạng hóa thực đơn để tạo cảm giác mới lạ cho trẻ. Ngay cả người lớn nếu cứ ăn hoài một món thì cũng thấy chán và không thể ăn được thêm. Vị giác của các bé rất nhạy cảm, vì vậy nếu cứ ăn một món trong thời gian kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng mất cảm giác thèm ăn. Mẹ thay đổi thực đơn mỗi ngày cho trẻ cũng là cách đa dạng hóa nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau cho trẻ.

Đa dạng hóa các bữa ăn để giúp trẻ “lạ miệng” và ăn nhiều hơn
Đa dạng hóa các bữa ăn để giúp trẻ “lạ miệng” và ăn nhiều hơn

Hãy cho bé ăn cùng cả nhà, vừa tạo một không khí đầm ấm gia tăng sự kết nối thành viên trong gia đình, vừa tạo một tâm trạng tốt cho bé có thể tập trung ăn uống.

Ngoài ra mẹ cũng cần phải lưu ý thêm

  • Không được trộn thuốc vào thức ăn cho bé vì có thể giảm hấp thu thuốc cũng như gây tương tác thuốc với thức ăn có thể dẫn đến những biến chứng không đáng có.
  • Trước bữa chính không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều.
  • Bữa ăn của trẻ không được kéo dài quá lâu.
  • Trong thời gian ăn, không nên cho bé xem tivi hoặc sử dụng điện thoại vì có thể tạo thói quen xấu.
  • Cuối cùng mẹ cần phải kiên trì để có thể giúp bé thay đổi thói quen trong ăn uống, giải quyết tình trạng biếng ăn tâm lý và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Xem thêm: Trẻ mọc răng biếng ăn